Bạch Tiễn Bì là dược vị sử dụng rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch Tiễn Bì (Dictamnus Dasycarpus Turcz) có tác dụng Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp. Được dùng trị mụn nhọt lở ngứa ngoài da, ho do Phế nhiệt, phong thấp…

Mô tả dượliệu

Bạch tiễn bì dùng rễ, (thân rễ). Nên chọn loại rễ chắc thịt dày, có màu trắng, không thâm, mối, mọt là tốt. Liều dùng 6-10g. Không  nhầm với Vị Bạch tiền Vincetoscium japonicum rễ trắng mềm.

Xuấxứ dượliệu

Bạch tiễn bì chưa thấy trồng và khai thác Việt Nam phần nhiều được nhập từ Trung quốc và nơi khác.

Tính vị, quy kinh: Vị đắng tính hàn. Vào kinh Tỳ, Vị.

Thành phầhóhọc

Hoạt chất: Dictamnine, dictamnolactone, sitosterol, obacunonic acid, trigonelline, choline, fraxinellone, campesterol, skimmianin, y-fagarin, dasycarpamin.

Chủ trị:

– Khu phong, thanh nhiệt, tả hỏa, trừ thấp Tán phong nhiệt, trị nhọt độc, sang lở, ngứa da do phong, nhiệt độc.

– Chủ đầu phong, hoàng đản, ho nghịch, lâm lịch, con gái trong âm sưng đau, không thể co duỗi, dậy dừng, đi bộ (Bản kinh).

– Trị tứ chi không yên, thời hành trong bụng quá nóng, uống nước, muốn chạy, hô to, trẻ con động kinh, đàn bà sản hậu còn đau (Biệt lục).

– Trị tất cả chứng nhiệt độc phong, sợ gió, phong sang, ghẻ lở đỏ loét, da gấp, tráng nhiệt ghét lạnh; chủ giải nhiệt hoàng, tửu hoàng, cấp hoàng, cốc hoàng, lao hoàng v.v…(Dược tính luận) Trị Phế thấu (Binh bộ thủ tập phương).

– Thông khớp xương, lợi 9 khiếu và huyết mạch, và tất cả phong tý gân xương yếu mỏi, thông thủy khí tiểu trường, thiên hành thời tật, đầu đau mắt nhức. Vỏ rễ tốt, công dụng của hoa như trên (Nhật hoa tử bản thảo).

– Trị tất cả chứng ghẻ lở, ghét gió, dương mai, các chứng nhọt nhiệt độc (Bản thảo nguyên thủy). Dùng với khổ sâm trị sưng đau, ngứa da do thấp nhiệt.

Bàthuốtrị bệnh có Bạch TiễBì

– Trị trẻ nhỏ tâm và Phế có phong nhiệt ủng trệ, ngực  đầy: Bạch tiễn bì 20g, Chích thảo 40g, Hoàng cầm 20g, Phòng phong 20g, Sa sâm 20g, Tê giác 20g, Tri mẫu 20g. Tán bột mỗi lần dùng 4g ngày 2-3 lần, hoặc sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Tán – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

– Trị tạng Phế cảm phong tà, da khô, mũi nghẹt, mũi khô, mũi đau: Bạch chỉ 60g, Bạch phục linh 60g, Bạch tiễn bì 60g, Hạnh nhân 60g, Mạch môn 60g, Tang bạch bì 80g, Tế tân 60g, Thạch cao 80g. Sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Thang II– Chứng Trị Chuẩn Thằng).

– Trị mắt có màng, mắt có mộng, mắt nhìn không rõ: Bạch tiễn bì 40g, Bách hợp 80g, Cam thảo 20g, Chỉ xác 40g, Cúc hoa 60g, Hoàng cầm 40g, Khoản đồng hoa 40g, Mạn kinh tử 60g, Sài hồ 40g, Xa tiền tử 40g. Sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Thang – Loại Phương).

– Trị sinh xong bị trúng phong, cơ thể hư yếu: Bạch tiễn bì 20g. Sắc với 450ml, còn 150ml uống ấm. (Bạch Tiền Thang II– Chứng Trị Chuẩn Thằng).

– Chữa phong thấp nhiệt, vết thương chảy nước vàng, thịt lở: Bạch tiễn bì, Cam thảo, Hà thủ ô, Khổ sâm, Kim ngân, Kinh giới, Liên kiều, Mộc thông, Phòng phong, tùy liều vừa đủ sắc uống hoặc làm hoàn uống. (Hà Thủ Ô Thang).

– Chữa ngứa gãi, dị ứng ngoài da đơn đỏ, (phong đơn độc) Sinh địa 16g, Đương quy 14g, Xuyên khung 12g, Xích thược 16g, Phòng phòng 10g, Kinh giới 10g, Độc hoạt 10g, Sài hồ 12g, Bạc hà 12g,Thuyền thoái 7g, Bạch tiễn bì 14g, Táo 3 quả. (Tứ Vật Tiêu Phong ẩm-Nghiệp Phương)

Liều Dùng: Ngày dùng 6 – 9g

Tham khảo

– Bạch tiễn bì có vị đắng, tính hàn, công năng thanh nhiệt, giải độc trừ thấp, vậy nên có thể phối hợp với thuốc bổ huyết, mát huyết để trị các chứng phong nhiệt, sinh mụn nhọt da khô sần ngứa gải do huyết nhiệt liên quan đến tạng Phế, tạng Can nóng nhiệt  lại càng công hiệu.

Kiêng kỵ: Tạng phủ hư hàn không nên dùng.